http://rivapark.com/

Dự án Riva Park

http://greenpark.com.vn

Dự án Green Park

Sở hữu phong cách sống Hàn Quốc
http://theascent.com.vn

Dự án The Ascent

Tỏa sáng phong cách sống Singapore tại tâm xanh Thảo Điền

Dự án The Grand Riverside

Soho Premier

-
TPHCM sắp có 2 tuyến “buýt” đường thủy

Ngày 20/7, UBND TPHCM đã chính thức phê duyệt dự án đầu tư 2 tuyến vận tải hành khách công cộng bằng đường thủy trên địa bàn thành phố. Theo kế hoạch, hai tuyến "buýt" đường thủy này chính thức hoạt động vào năm 2016.

UBND TP đã đồng ý cho công ty TNHH Thường Nhật mở 2 tuyến vận tải hành khách công cộng bằng đường thủy. Dự án được đầu tư theo hình thức hợp đồng BOO (xây dựng – sở hữu – kinh doanh).

TPHCM sẽ có 2 tuyến "buýt" đường thủy trong năm 2016 (ảnh minh họa)

Hai tuyến vận tải hành khách công cộng bằng đường thủy sẽ xuất phát từ bến Bạch Đằng (quận 1), tuyến số 1 đi Linh Đông (Thủ Đức), tuyến số 2 đi Lò Gốm (quận 6).

Tuyến số 1 có chiều dài 10,8 km, đi qua nhiều khu dân cư đông đúc và khu du lịch. Tàu từ bến Bạch Đằng sẽ đi theo sông Sài Gòn qua kênh Thanh Đa và ra lại sông Sài Gòn đến khu vực phường Linh Đông (quận Thủ Đức) tại vị trí bến khách ngang sông Bình Quới, với 7 điểm đón trả khách.

Đôi bờ Kênh Tàu Hũ uốn lượn, xanh mướt sau khi được cải tạo.

Còn tuyến số 2 có chiều dài 10,3 km, với lộ trình từ bến Bạch Đằng đi theo sông Sài Gòn qua rạch Bến Nghé, kênh Tàu Hũ đến khu vực bến Lò Gốm (quận 6), với 7 điểm đón trả khách.

Như vậy, hai tuyến này sẽ đi qua các quận: 1, 2, 4, 5, 6, 8, Bình Thạnh và Thủ Đức, trên các tuyến sông Sài Gòn, kênh Thanh Đa, rạch Bến Nghé và kênh Tàu Hũ.

Khu bến trung tâm có diện tích khoảng 3ha, tại khu vực đường Kha Vạn Cân, phường Hiệp Bình Chánh, Quận Thủ Đức. Bến trung tâm các hạng mục công trình chính gồm: 2 bến đón trả khách và các bến đón trả khách khác. Ngoài ra, còn có khu vận hành bảo dưỡng phương tiện, neo đậu tập kết phương tiện về đêm; khu nhà điều hành và các công trình khác phục vụ hoạt động, kinh doanh dịch vụ hỗ trợ.

Riêng bến Bạch Đằng, nhà đầu tư sẽ sử dụng bến do Thành phố quy hoạch và xây dựng tại khu Bạch Đằng để làm bến đón trả khách.

Một đoạn kênh Tàu Hũ - Bến Nghé nằm trong lộ trình tuyến vận tải hành khách công cộng
bằng đường thủy của TPHCM. Ảnh: VGP/Nam Đàn

Theo kế hoạch, trong năm 2015, nhà đầu tư sẽ tiến hành xây dựng toàn bộ bến đón trả khách, hai bến đầu cuối Linh Đông, Lò Gốm và một phần khối lượng công trình của Khu trung tâm. Dự kiến hoàn chỉnh Khu trung tâm và đưa vào khai thác toàn bộ dự án vào năm 2016. Dự án sẽ đầu tư 10 tàu có sức chứa tối thiểu 60 chỗ. Tổng số vốn để mở hai tuyến "buýt" đường thủy là 128 tỉ đồng.

Theo đánh giá của nhà đầu tư, đây là 2 tuyến đường thủy có khả năng thu hút hành khách từ các khu vực dân cư dọc tuyến, khả năng kết nối với hệ thống đường bộ, vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt. Dự án sẽ góp phần hỗ trợ cho hệ thống giao thông đường bộ vốn đã quá tải và phát triển hoạt động du lịch đường thủy. Đồng thời, mở ra hướng phát triển một phương thức vận chuyển hành khách mới bằng đường thủy trên địa bàn thành phố.

Theo dân trí